Thứ Tư, 16 tháng 10, 2024
Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2024
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2024
Một vài suy nghĩ về sáng tác ca khúc đề tài xây dựng nông thôn mới
Một vài suy nghĩ về sáng tác ca
khúc đề tài xây dựng nông thôn mới
NGUYỄN
DUYÊN
Xây dựng nông thôn mới là một đề án quan trọng của chính phủ nhằm để nâng cao đời sống của vùng nông thôn về mọi mặt từ vật chất đến tinh thần.Tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng an ninh, trật tự an toàn xã hội nông thôn. Từ năm 2016, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) đặt mục tiêu sẽ phấn đấu 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn Nông thôn mới. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
Thứ Tư, 12 tháng 6, 2024
NHỚ NHÀ VĂN NHẠC SĨ VÂN AN
NHỚ NHÀ VĂN, NHẠC SĨ VÂN AN
NGUYỄN DUYÊN
Ở Tây Ninh, nói đến nhà văn Vân An thì đa số ai cũng biết,
ông là một người bặt thiệp giao du rộng rãi trong
giới văn nghệ sỹ, ít người biết ông cũng là người viết nhạc.
Ông là nhà văn đầu tiên của Tây Ninh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, là
người có nhiều đóng góp to lớn vào việc xây dựng và phát triển văn học, nghệ
thuật Tây Ninh trong thời
gian ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như: Trưởng Ban nghiên cứu lịch
sử Đảng, Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình, Tổng Biên tập Báo Tây Ninh, Phó
Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật...
Sau ngày Giải phóng 30.4.1975 trụ sở Đài phát thanh nằm ở đầu đường Pasteur – Cách mạng tháng Tám bây giờ (Cặp công viên 30.4 Tây Ninh) tôi và một số anh em văn nghệ hay ra chơi, chú Bảy (tên gọi thân mật là chú Bảy) tiếp đãi niềm nở rất thân mật gần gũi, chúng
Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024
NHỮNG NHẠC SĨ ANH EM RUỘT TRONG NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM
NHỮNG NHẠC SĨ ANH EM RUỘT TRONG NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM
NHỮNG NHẠC SĨ ANH EM
RUỘT TRONG NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM
Nguyễn Duyên
Trong nền âm
nhạc Việt Nam trải dài gần một thế kỷ qua từ thời tiền
chiến cho đến hiện nay, rất nhiều các nhạc sĩ nổi tiếng trong
đó có một số ít các nhạc sĩ là anh em ruột rất nổi
danh, sau đây bài viết xin điểm qua một số nhân vật. Đầu tiên là phải kể
đến hai anh em nhạc sĩ lão làng là một trong những cây
đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đó là nhạc sĩ Hoàng Quý và nhạc
sĩ Tô Vũ
Nhạc sĩ Hoàng Quý là một nhạc sĩ Việt Nam thuộc đầu thời kì nhạc tiền chiến. Ông được xem là một trong những nhạc sĩ tiên phong của phong trào Tân nhạc. Ông còn là trưởng nhóm nhạc Đồng Vọng, một trong
Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024
Một bài hát theo đoàn quân về Giải phóng Tây Ninh
Một bài hát theo đoàn quân về Giải phóng Tây Ninh
*Nguyễn Duyên
Đó là bài hát Tây Ninh rực lửa tiến công của nhạc sĩ Lê Chí Trung, là một nhạc sĩ kháng chiến trực tiếp tham gia chiến dịch giải phóng thị xã Tây Ninh ngày 30.4.1975. Sau đó anh về công tác tại ty thông tin văn hóa Tây Ninh (lúc đó chưa gọi là sở), anh em văn nghệ thường gọi thân mật là anh Hai Trung, tánh tình anh rất hòa nhã vui vẻ nên dễ gần gũi ai cũng thích. Thời gian những năm đầu giải phóng khoảng năm 1978 tôi vào làm việc ngành văn hóa Tỉnh, lúc đó chú Bảy Dũng làm trưởng ty (Võ Trí Dũng)
Thứ Hai, 29 tháng 4, 2024
Suy nghĩ về ba bài hát "Làng tôi" trong âm nhạc Việt Nam
Suy nghĩ về ba bài hát "Làng tôi" trong âm
nhạc Việt Nam
Nguyễn Quốc Đông
Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam có ba bài hát mang
tên Làng tôi thì đều rất hay, bất tử với thời gian. Kể theo
thứ tự thời gian thì Làng tôi của Văn Cao là có trước nhất,
ông sáng tác vào năm 1947, kế đến Làng tôi của Hồ Bắc sáng
tác năm 1949 và cuối cùng là Làng tôi của Chung Quân được sáng
tác vào năm 1952, như vậy trong 5 năm chúng ta có ba bài hát hay về làng
quê, thật là một sự kiện hiếm có trong làng âm nhạc Việt Nam.
Trước tiên xin nói đến bài hát Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao. Trong một tự truyện, họa sĩ Văn Thao (con trai của nhạc sĩ Văn Cao) đã kể Văn Cao sáng tác Làng tôi dành tặng cho vợ thay quà cưới.
Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024
Ca khúc cách mạng: những bản hùng ca một thời kiêu hãnh
THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHỦ ĐỀ “VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VỚI ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG”
Ca khúc cách mạng: những bản
hùng ca một thời kiêu hãnh
NS NGUYỄN QUỐC ĐÔNG
(Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tây Ninh)
Trong khoảng chiều dài lịch sử trên 4 thập kỷ âm nhạc Cách mạng (từ 1930 – 1975) kể từ bài hát Cùng nhau đi Hồng binh của Đinh Nhu (1930) ca khúc cách mạng hình thành và phát triển từ khi có phong trào yêu nước do Đảng lãnh đạo là những bản hùng ca ung đúc tinh thần chiến đấu của quân và dân trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Trong thời lượng cho phép tôi chỉ xin nêu một số bài hát tiêu biểu ghi dấu ấn lịch sử trong từng giai đoạn của đất nước. Ca khúc cách mạng được hình thành từ những năm 30 của thế kỷ 20.
Giai đoạn 1930-1946 là giai đoạn đầu tiên của dòng ca khúc cách mạng Việt Nam.
Thứ Năm, 9 tháng 11, 2023
Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023
Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023
Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2023
DÂN CA TÂY NINH TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP
Tham luận
DÂN CA TÂY NINH TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VÀ
HỘI NHẬP
NS Nguyễn Quốc Đông
Chi hội nhạc sĩ VN tỉnh Tây
Ninh
(Hội thảo trong Liên hoan âm nhạc toàn quốc lần thứ nhất tại Tp Long Xuyên ngày 02/6/2023)
Tây Ninh là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Kể từ đầu năm 2014 thị xã Tây Ninh đã được chính phủ công nhận là thành phố Tây Ninh, đây là niềm vui lớn của người dân địa phương.