Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Thơ phổ nhạc hay nhạc phổ thơ?

THƠ PHỔ NHẠC HAY NHẠC PHỔ THƠ?
Nguyễn Duyên

Thơ phổ nhạc hay nhạc phổ thơ? Đây là đề tài được một số anh em nhạc sỹ Thành phố bàn luận  sôi nổi trên mạng xã hội gần đây, cũng là một dẫn nhập cho vui thôi, nhưng về  xét mặt học thuật cũng đưa ra cho có luận thuyết chuyên môn nào thuyết phục? Nếu xét theo  từ pháp thì chữ phổ (phả) là từ Hán Nôm có rất nhiều ý nghĩa. Theo Từ điển Thiều Chửu thì từ Phả là sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ  phả chép thế thứ trong nhà họ.
Hoặc Niên phổ (phả) chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ. Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ
Ngoài ra từ Phổ cũng có nghĩa là chỉ bản nhạc, khúc hát. Như: “nhạc phổ” 
khúc nhạc, “bối phổ”  bài nhạc thuộc lòng.
Vì thế nên khúc hát gọi là phổ, ta quen đọc là phả. Nếu vậy phổ nhạc, phổ thơ là một động từ. Tuy nhiên khi nói: Thơ phổ nhạc, là nói vắn tắt, bài thơ được phổ thành nhạc.Theo tự điển Wikipedia thì Phổ nhạc là nghệ thuật dựa theo lời và ý của bài thơ mà viết thành bài nhạc

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

Âm nhạc mang tính dân tộc, tính hiện đại trong xu thế toàn cầu hóa

ÂM NHẠC MANG TÍNH DÂN TỘC - TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Nguyễn Quốc Đông


Hiện nay toàn cầu hóa -tính dân tộc-tính hiện đại trong âm nhạc được Đảng và nhà nước rất quan tâm.Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa là một tất yếu của lịch sử phát triển xã hội cũng là một vấn đề lớn và phức tạp. Trong thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách văn hóa nói chung chính sách về nghệ thuật nói riêng nhằm khẳng định vị trí của văn hóa truyền thống Việt Nam trong xu thế hội nhập với toàn thế giới đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng (khóa VIII) về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và gần đây là nghị quyết số 23 -NQ/BCT của Bộ Chính trị ban hành về nội dung văn học nghệ thuật trong tình hình mới