Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

Âm nhạc mang tính dân tộc, tính hiện đại trong xu thế toàn cầu hóa

ÂM NHẠC MANG TÍNH DÂN TỘC - TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Nguyễn Quốc Đông


Hiện nay toàn cầu hóa -tính dân tộc-tính hiện đại trong âm nhạc được Đảng và nhà nước rất quan tâm.Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa là một tất yếu của lịch sử phát triển xã hội cũng là một vấn đề lớn và phức tạp. Trong thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách văn hóa nói chung chính sách về nghệ thuật nói riêng nhằm khẳng định vị trí của văn hóa truyền thống Việt Nam trong xu thế hội nhập với toàn thế giới đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng (khóa VIII) về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và gần đây là nghị quyết số 23 -NQ/BCT của Bộ Chính trị ban hành về nội dung văn học nghệ thuật trong tình hình mới

Mỗi dân tộc đều mang tính dân tộc trong âm nhạc và nền âm nhạc đó được phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng mà các quốc gia khác đều cảm nhận được thì đó là mang tính toàn cầu vì giai điệu  là dấu hiệu đặc trưng nhất của âm nhạc là thứ duy nhất vượt mọi không gian thời gian khoảng cách ngôn ngữ vị trí địa lý và tầng sâu văn hóa...dù người các nước khác không hiểu được ngôn ngữ diễn đạt trong lời ca nhưng họ vẫn cãm nhận được tiết tấu giai điệu đặc trưng của từng bài nhạc của mỗi dân tộc.
Thế nhưng trong ca khúc mang tính dân tộc -tính hiện đại không phải lúc nào chúng ta cũng bê nguyên xi các làn điệu dân ca thành bài nhạc mới thì không thể gọi là một bài hát mang âm hưởng dân ca được và ca khúc mang tính hiện đại cũng dựa trên cơ sở sử dụng thang âm điệu thức dân ca  chứ không thể lạm dụng các kĩ xảo điện tử các nhạc cụ điện tử..rồi cho đó là hiện đại.Một dòng nhạc hiện đại du nhập từ nước ngoài chúng ta cũng phải cần có sự sáng tạo cho phù hợp đặc trưng dân tộc ví dụ như  nhạc Pop du nhập vào các nước mỗi vẻ khác nhau  như J pop (nhạc pop Nhật Bản)  hay V pop (nhạc pop Việt Nam).Âm nhạc dân tộc chúng ta đã mang tính hiện đại từ lâu chỉ có điều chúng ta khai thác sử dụng và phát triển nó như thế nào cho phù hợp với xu thế toàn cầu mà không mất đi bản sắc dân tộc.

Tây Ninh là địa phương có sự giao thoa hội tụ văn hoá của nhiều dân tộc sống trên địa bàn Tây Ninh nói riêng và cả Miền Đông Nam Bộ nói chung với các loại hình nghệ thuật cổ truyền khá phong phú như: đờn ca tài tử-cải lương dân ca (hò ,lý ,hát giao duyên...) hát ru, hát bóng, hát đình...với nhiều loại hình âm nhạc của các dân tộc sống lâu đời trên địa bàn Tây Ninh như dân tộc: KhơMer, Chăm, Hoa ...các dân tộc nầy đã có những đóng góp lớn trong diện mạo chung của nền văn hóa văn nghệ dân tộc ở Tây Ninh.
Những năm vừa qua Hội VHNT Tây Ninh và Sở VH TT và DL Tây Ninh đã sưu tầm nghiêm cứu về  nghệ thuật truyền thống đờn ca tài tử Nam bộ ở Tây Ninh. Song song đó Công trình "Sưu tầm nghiên cứu Dân ca Tây Ninh" cũng đã xuất bản quyển "Dân ca Tây Ninh" với hơn 300 bài dân ca và đĩa CD "Giai điệu quê hương" với các làn điệu dân ca Tây Ninh đặc sắc giới thiệu đến quần chúng nhân dân. Với một vốn dân ca phong phú như thế chúng tôi rất tự hào là một nguồn tư liệu dồi dào để nhạc sỹ chúng tôi  sáng tác. Thế nhưng tất cả những hoạt động ấy đều mới chỉ là những bước đi đầu tiên và còn ở dạng nghiên cứu cần có những động thái tích cực hơn cụ thể hơn trong thời gian tới nhằm lưu giữ và phát triển các loại hình nghệ thuật dân gian.Mặt khác các nhạc sỹ các nhà nghiên cứu cần phải hoạt động tích cực hơn nữa để đưa vốn dân ca Tây Ninh đến với quần chúng bằng những tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng dân ca theo phong cách hiện đại hơn.
Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin thời đại mà toàn cầu hóa được nhìn nhận như một tất yếu của sự phát triển xã hội loài người. Những khái niệm Trái đất ngôi nhà chung của chúng ta Làng thế giới ngày một trở nên quen thuộc với các công dân của hành tinh trái đất. Mỗi sự kiện xảy ra trên thế giới chỉ sau giây lát đã xuất hiện trên mạng thông tin toàn cầu nhiều vấn đề không chỉ là của một quốc gia mà có ý nghĩa toàn thế giới.
Những năm vừa qua các nhạc sỹ Tây Ninh cũng đã có nhiều cố gắng trong việc giữ gìn và phát huy vốn dân ca truyền thống đia phương (bằng cách kí âm lại đi thực tế sưu tầm sáng tác ca khúc mang tính dân tộc....) nhưng trên thực tế chúng tôi cũng gặp không ít những khó khăn vì điều kiện  kinh phí hạn hẹp đội ngũ nhân sự rất ít cơ sở vật chất thiếu thốn...do đó sự quảng bá giới thiệu các làn điệu dân ca các sáng tác địa phương cũng bị hạn chế theo. Nhất là trong cơ chế kinh tế thị trường hoạt động âm nhạc tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn như việc trình diễn biểu diễn...là điều kiện tối thiểu cho quần chúng thưởng thức tác phẩm của mình chúng tôi cũng khó thực hiện thường xuyên được chế độ nhuận bút cũng chỉ mang tính tượng trưng. Do vậy đầu ra của chúng tôi gặp trở ngại so các tỉnh thành phố lớn ( ngay cả làm một CD nhạc để giới thiệu với công chúng cũng phải tốn vài chục triệu đồng thì chúng tôi quả khó thực hiện). Hiện nay chúng ta có lợi thế  quảng bá tác phẩm âm nhạc vì đã có hai website âm nhạc lớn của ngành: đó là trang web của Hội nhạc sỹ Việt Nam và trang web của Hội âm nhạc TP HCM song song đó  các trang weblogs cá nhân, các web âm nhạc của các nhạc sỹ khá nhiều. Qua đó chúng ta dễ dàng nắm bắt thông tin và giao lưu học hỏi nhau. Nếu có thể Hội Nhạc sỹ tạo một kênh trên song truyền hình để phổ biến các tác phẩm, nhất là các bài hát đạt giải của Hội Nhạc sỹ Việt Nam
Nguyễn Quốc Đông


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét