Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Một vài suy nghĩ rời




MỘT VÀI SUY NGHĨ RỜI...
Nguyễn Nhạc  Cụ

Nhìn lại qua một nhiệm kỳ 5 năm hoạt động Đại hội  IV Hội VHNT TN ( 2012-2017 )  chúng ta có một số thành tựu đáng ghi nhận với các giải thưởng TW,khu vực  và địa phương như các giải VHTN Xuân Hồng,các giải thưởng của Hội nhà văn,Hội nhạc sỹ,Hội nhiếp ảnh …đáng kể là bên Văn học,Âm nhạc và nhiếp ảnh… những gương mặt được ghi nhận thành tích khá nổi bật như : Ns Nguyễn Quốc Tây nhiều năm liền đạt giải Âm nhạc toàn quốc Hội NSVN,Ns Nguyễn Quốc Đông giải khu vực và Hội NSVN,Trần Nhã My giải B của LHCHVHNTVN,Nguyễn Duy Hậu – giải nhiếp
ảnh toàn quốc và FIAP … Trong năm, đã có 4 cuộc thi do Hội VHNT tỉnh tổ chức thành công, gồm: Giải thưởng VHNT Xuân Hồng tỉnh Tây Ninh lần thứ 2; Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật, giao lưu triển lãm ảnh nghệ thuật đề tài xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường giữa Hội VHNT tỉnh Tây Ninh và Hội Nhiếp ảnh TP.Hồ Chí Minh; thi sáng tác bút ký văn học và thơ tỉnh Tây Ninh năm 2016; thi sáng tác tân nhạc, cổ nhạc năm 2016 với chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.và diễn đàn chúng ta là tờ báo Văn nghệ cũng đã hoạt động đều đặn, có đầu tư về hình thức lẫn nội dung, ít nhiều cũng đã giới thiệu nền văn nghệ địa phương cho anh em trong khu vực và cả nước được biết
Năm 2016 là năm khá thành công của Hội VHNT Tây Ninh khi có nhiều hội viên của tỉnh tham gia và đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi cấp tỉnh, cấp khu vực Đông Nam bộ và toàn quốc như đã nêu trên.
Ngoài những thành công trên chúng ta còn lại một số hạn chế cần khắc phục còn nhiều điều mà hội viên ưu tư trăn trở như :
-         Những gương mặt văn nghệ nổi bật chưa thấy rõ. Từ sau tác giả trẻ  Trần Nhã My được Hội bồi dưỡng phát triển thì chưa thấy một gương mặt trẻ về Văn học nào nổi cộm,vấn đề nầy ta cần lưu tâm phát triển không để mai một nếu kể thêm thì ghi nhận có Đào Thái Sơn khá năng nổ chịu nghiên cứu và say mê viết lách,cây viết nữ nổi lên có Mai Tuyết viết khá sắc sảo hình tượng và mạch lạc ý tứ trong câu thơ…và sự cộng tác trở lại của nhà thơ Hà Nhữ Uyên.Các tác giả cựu trào thì hoạt động cầm chừng như : La Ngạc Thụy,Vũ Miên Thảo, còn các tác giả trước như Nguyễn Quốc Nam,Thiên Huy,Trúc Thu,Vũ Xuân Chinh,Đặng Mỹ Duyên… thì bị gián đoạn không thấy xuất hiện dù có người đang sáng tác đều? ( cũng có sự mất mát sau khi nhà văn Nguyễn Đức Thiện qua đời và nhà thơ Trần Hoàng Vy xuất cảnh ) Nhóm CLB thơ Tân Châu tuy hoạt động rầm rộ có bề nổi nhưng chưa có cú đột phá nào về văn học gây ấn tượng trong làng văn.
-         Về Âm nhạc có lợi thế là ta có một Chi hội NSVN năm tại đây với những hội viên nhiều kinh nghiệm ,có chuyên môn, có năng lực…ngoài ra một số hội viên trẻ năng nổ hoạt động nhưng chưa thấy tài năng rõ rệt chưa có thể làm cuộc chuyển giao ngoạn mục được mà còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa, nổi cộm có Thanh Lợi sáng tác đều, gần đây có được một giải TW về Xây dựng nông thôn mới, ca sỹ Thanh Ngọc ( nữ) cũng là một gương mặt sáng tác mới…
·        Về nhân sự: nhiều phân hội trưởng giữ chức vụ lâu quá mà hoạt động hiệu quả không bao nhiêu nên thay đổi cho mới mẻ ( trên cả chục năm) làm anh em hội viên dễ hiểu lầm là trụ ghế ham danh? ) như bên Nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc…nếu để hoài sẽ tạo lối mòn và cũng chỉ hưởng các quyền lợi theo quy chế như đi họp, giao lưu TW, đi dự họp địa phương vậy thôi?...chỉ mới đây Phân hội văn học Đại hội và bầu lại BCH mới thì có thay đổi nhân sự, cũng là tín hiệu mừng, hy vọng các phân hội khác tới đây cũng tổ chức Đại hội bầu BCH cũng làm như vậy để thay đổi bộ máy và diện mạo mới trẻ trung, sinh động hơn
·         Về danh xưng: Bên phân hội âm nhạc nên gọi là Ban âm nhạc cho phù hợp và hiện đại hơn như một số tỉnh đã làm, có chức năng sáng tác, sinh hoạt CLB giới thiệu tác giả tác phẩm …. Thật ra từ trước đến giờ gọi Phân hội âm nhạc và múa thì mấy năm nay hoạt động của múa rất mờ nhạt, vài nhân sự bên múa thì nhập chung vào âm nhạc, tương tự như phân hội văn học và văn học dân gian thì gọi là văn học cũng được .Hội họa và điêu khắc nhập thành phân hội Mỹ thuật và bên âm nhạc nên lưu ý đế chức năng sáng tạo tác phẩm là chính, còn về biểu diễn thì nếu có thể làm được thì làm còn không thì phối hợp với các đơn vị chức năng ở Sở TTVH để tổ chức biểu diễn… chớ không nên đặt nặng vào biểu diễn  rồi các tác giả phải bỏ tiền phụ vô để trình làng thì rất mệt, vì có nhiều tác giả than phiền lãnh giải không bao nhiêu tiền mà phải bù vô phần hòa âm, phần  bồi dưỡng ca sỹ để cho bài hát được trình diễn
* Về tờ báo: nên chỉnh đốn lại BBT người ta nói: một tờ báo hay khi có BBT giỏi, những người có uy tín tiếng tăm năng lực trên văn đàn mà anh em đều biết, năm nay có đổi biên tập viên mới nhưng vẫn còn thiếu các nhà văn, nhà thơ uy tín…Hầu hết các số báo quanh đi quẩn lại vài tác giả địa phương? Thậm chí có số một tác giả 3-4 bài. Trong một lần họp củng cố Tạp chí Chủ tịch Dương Văn Phong cũng đã lưu ý điều nầy và cho rằng nên nâng cao chất lượng tờ báo, nếu cần đặt hàng các nhà văn, nhà thơ tên tuổi ? nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì cả? có hội viên than phiền gửi bài vào thì bỏ tuy rắng cũng không phải là yếu kém chất lượng gì ? về mẫu mã tờ báo nên thay đổi cho phù hợp hơn với Tạp chí văn nghệ như các tỉnh đã làm: khổ nhỏ,đóng gáy, bìa trang nhã nghệ thuật dạng khổ khoảng 16x24 ( xem mẫu tờ Đất Đứng cũng được), nếu cần mở cuộc thi thay đổi logo Hội vì logo nầy xem không nghệ   thuật còn hơi thô và ý nghĩa cũng chưa rõ, chưa sắc nét và tính hiện đại ?

Bên văn học nên cố gắng phát triển hội viên TW để có tiếng nói chung toàn quốc,một thời gian dài mà chúng ta không ai kết nạp vào Hội Nhà văn VN cũng là một hạn chế,ngày trước ta có 4 nhà văn VN nhưng nay trở về số không ? (nhà văn Vân An mất, Nguyễn Đức Thiện mất, nhà thơ Cảnh Trà già yếu, còn Trần Hoàng Vy thì định cư nước ngoài) Do đó nên vun đắp bồi dưỡng phát triển những người trẻ có thành tích năng lực để giới thiệu vào Hội TW. Nói chung về tờ báo cần củng cố và phát triển nhiều hơn nữa

Nếu biên tập có trình độ và trách nhiệm thì không để xãy ra hằng loạt các lỗi về biên tập,về bài vở mà nhiều hội viên đóng góp trong mấy năm qua…( vd : Bìa 4 Tuyển tập Văn -Thơ Kỉ niệm 40 năm giải phóng miền Nam ghi là 1975-2075? Một người đăng 4-5 bài mà lại không hay? Bài đăng đi đăng lại? lỗi chính tả,lỗi nhận định… không thể thống kê nhớ cho hết? vd: Nhớ nhà thơ Tô Hoài ( lẽ ra là nhà văn….) và nhiều vấn đề mà nhà văn Trần Hoàng Vy đề cập trong cuộc họp kiểm điểm ngày 8/3/2015/….)
-         Về hội viên với số lượng 333 người thì quá nhiều không ? và năng lực hoạt động được bao nhiêu? hay chúng ta đặt nặng về chỉ tiêu số lượng hay công tác kết nạp còn dễ dãi quá?
-         Đề nghị thành lập thêm một Chi hội nghiên cứu phê bình lý luận mà Hội từng có ý tưởng thực hiện nhưng chưa được? Chi hội nầy sẽ nâng cao chiều sâu về công tác nghiên cứu văn học,nhận định văn học ( những năm trước cũng đã có một số anh em đi Tập huấn khóa Nghiên cứu phê bình lý luận văn học ở Đà Lạt rồi )
.Qua đại hội V chúng tôi rất mong một cơ chế mới,một BCH mới đầy năng lực và có tay nghề có đạo đức tốt để đại diện anh em điều hành hoạt động
Về cơ cấu BCH Đại hội kỳ nầy nên bố trí nhân sự theo hướng năng lực hoạt động,sự năng nổ hòa nhập xu thế hiện đại nhạy bén và có chuyên môn cao.một số anh em đã có tiếng nói toàn quốc… chứ không theo dạng tính mặt trận ( mỗi chỗ vài người? tất nhiên cũng qua sự bầu bán tiến cử của hội viên ),thấy ai năng nổ hoạt động tốt thì cơ cấu vào. Hạn chế tình trạng kiêm nhiệm, phải đương nhiệm như các Tỉnh bạn đã làm thì mới hoạt động tốt được. ( Nếu được bên lãnh đạo Hội ít nhất có một văn nghệ sỹ thực thụ, uy tín có tiếng tăm…có kinh nghiệm quản lý,có Hội viên TW thì càng tốt…Hy vọng với trên 300 hội viên thì kỳ nầy sẽ có một BCH khởi sắc tạo diện mạo mới,hơi thở mới cho Hội chúng ta bằng chị bằng em trong khu vực
* Về BBT tờ báo: rất quan trọng , đây là tiếng nói chung của Hội một diễn đàn văn học cùng khu vực và cả nước nên cân nhắc chọn một ban biên tập giỏi,nhiệt tình và am hiểu về báo chí về nghệ thuật để phát triển tờ báo tốt hơn như đã nói phần trên…( hiện nay chỉ có Nhất Phượng thì tạm được còn phải tăng cường thêm một vài người nữa,còn về Tổng biên tập chúng tôi không bàn tới vì đó là chuyện cấp trên) và chúng tôi mong mỏi sớm hình thành một website Hội để tiện việc giao lưu quảng bá nhanh tác phẩm cho người xem ( hầu hết các Tỉnh đã có website văn nghệ rồi )
Được biết Mục tiêu của Kế hoạch phát triển VHNT tỉnh Tây Ninh đến năm 2017 được Hội VHNT tỉnh đặt ra đó là nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị, kế hoạch của Tỉnh uỷ về “Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ  mới”; Xây dựng Hội Văn học nghệ thuật phát triển vững mạnh, là nơi tập hợp đoàn kết đội ngũ văn nghệ sĩ thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Phát triển cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu loại hình, các thế hệ nối tiếp nhau vững chắcĐẩy mạnh các hoạt động VHNT trên tất cả các lĩnh vực: sáng tác, phổ biến quảng bá tác phẩm, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; góp phần định hướng thẩm mỹ, xây dựng những tình cảm, nhân cách, đạo đức của con người mới; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới tỉnh nhà; Bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quan điểm sáng tạo đúng đắn cho đội ngũ văn nghệ sĩ, đặc biệt là văn nghệ sĩ trẻ tuổi; Phấn đấu đến năm 2017, phong trào văn học nghệ thuật Tây Ninh vững mạnh toàn diện, đồng bộ, xứng đáng với truyền thống quê hương trung dũng kiên cường. Thời hạn mục tiêu đã hết,rất mong chúng ta nhìn lại các mục tiêu đề ra sẽ đạt được những kết quả như thế nào? Để làm tốt cho nhiệm kỳ tới.
Nguyễn Nhạc  Cụ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét