Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Nghĩ về ca từ trong bài hát


Nghĩ về ca từ trong bài hát…
Nguyễn Duyên

Ca khúc ngoài giai điệu tiết tấu thì lời bài hát cũng rất quan trọng (ca từ).Lời bài hát và giai điệu có phù hợp đẹp đẽ hài hòa nhau thì dễ thành công hơn,dễ đi vào lỗ tai người nghe.Bởi vậy nếu giai điệu có trục trặc thì xíu thì chúng ta còn có thể chỉnh sửa được,còn nếu ca từ mà hời hợt lủng củng thô thiển rồi thì sửa lại rất khó.Nhìn về dòng nhạc Trịnh:giai điệu khá đơn giản dễ đàn dễ ca nhưng cộng thêm ca từ tuyệt mỹ quá dễ đi vào lòng
người.Khi tôi viết bài Nhớ Long Hoa cách đây hơn 10 năm là viết về vùng đất kỉ niệm thời thơ ấu nên có câu:Tôi nhớ những chiều mưa ngoại ô lang thang ngoài góc phố,những bạn bè bên ly demi đen…
Trong lúc trà dư tửu hậu có số anh em văn nghệ không phải là người địa phương khi nghe từ demi không hiểu và đề nghị sửa lại từ ly cà phê đen cho thông dụng,nhưng tôi không đồng ý.Những ai từng sống ở Long Hoa thời bao cấp gian khổ mới thấy thắm thía khi buổi sáng uống một ly demi bình dân quán Cô Yến hay quán Ba Nhân…Ly demi thời ăn độn bo bo ấy mà! Pha bằng vợt,cô chủ sắp ly từng hàng rồi rót vào mỗi ly một tí cà phê bốc khói vậy mà rất ngon! Ly demi cho tôi gợi nhớ lại một thời sinh viên học sinh xe đạp ơi! Thậm chí Đi bộ ơi! rất tình cảm khi quay quần nhau bên ly demi tâm sự,vừa ngắm mưa rơi vừa ngắm cô Yến…Ly demi còn gắn liền với những kỉ niệm về mẹ tôi,những buổi đi dạy,sáng sáng tôi thường ghé qua nhà cùng bà uống đi demi…hai mẹ con hàn huyên tâm sự.Nếu sau nầy có dịp thu âm lại tôi sẽ làm đúng như bản gốc.
Chúng ta thấy có những bài hát phải dùng từ đặc thù để người ta hiểu về một thời điểm lịch sử như bài Tình thư của lính (Trần Thiện Thanh):
Từ khi anh thôi học và từ khi anh thích áo treilly,từ khi anh xa nhà một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây…
để nói về thời lính chiến hay bài Kỉ vật cho em (Phạm Duy):
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh …
ghi dấu một thời khốc liệt của chiến tranh…những từ treilly,poncho…( áo lính,áo mưa của lính chế độ Sài Gòn) nếu phiên ra tiếng Việt thì không thể hiện cái khoảnh khắc lịch sử khắc nghiệt đó!?
Sẵn đây nói về ca từ trong âm nhạc ,ta thấy có nhiều nhạc sỹ ngày xưa dùng từ rất khéo,mặc dù những từ ấy rất khó xài trong âm nhạc như bài Để trả lời một câu hỏi của Trúc Phương:thay vì dùng từ một năm rưỡi khó vô nhạc thì ông sử dụng cụm từ nầy:
Một nửa ba năm anh yêu tình áo giầy quân nhân…đường xuôi quân ghé lại đôi lần…
hay bài 7000 đêm góp lại của Trầm Tử Thiêng:
7000 đêm góp lại thành lời,qua 7000 đêm những người trai thành sử rạng ngời,những người em thắm giọt son môi…
7000 đêm tính ra chưa đầy 20 năm chiến tranh Việt Nam (19 năm hơn) nhưng tác giả lại uyển chuyển dùng con số 7000 rất khéo mạch lạc không cưỡng âm…
Hoặc như bài Bảy ngày đợi mong của Trần Thiện Thanh dùng những ngày trong tuần rất tự nhiên rất thơ mà không phải nhạc sỹ nào cũng xử lí ngôn từ được:
Chiều thứ bảy người đi
Sao bóng anh chẳng thấy
Rồi nhẹ đôi gót hài chiều nghiêng bóng dài
Áo em dần phai

Sáng chủ nhật trời trong
Nhưng trong lòng dâng sóng
Chẳng thấy bóng anh sang
Nên thứ hai thu vàng nên thứ ba thu tàn, mùa đông thứ tư sang…
Hoặc bài 24 giờ phép (Trúc Phương) cũng là ví dụ về dùng từ bằng những con số rất khéo nghe không gượng gập:Từ xa tôi về phép hai mươi bốn giờ . Tìm người thương trong người thương.Chân nghe quen từng viên sỏi đường nhà . Chiều nghiêng nghiêng nắng đổ . Và người yêu đứng chờ ngoài đầu ngõ bao giờ . .
Sau nầy tôi có nghe một số bài hát cách mạng cũng dạng xử lí ngôn từ trúc trắc rất hay rất khéo léo và trữ tình như bài Người đi xây hồ Kẻ Gỗ,Dáng dứng Bến Tre hay bài Tiểu đoàn 307,Năm anh em trên một chiếc xe tăng…
Do đó không phải lúc nào chúng ta cũng phải làm cho ca từ dễ hiểu đến dễ dãi quá để  mang tính đại chúng? mà quan trọng là ta xử lí hài hòa giữa tiết tấu và ca từ cho hợp lí,cho thẫm mỹ thôi.Còn nếu nhạc hay rồi dù ta không hiểu lời vẫn cảm thấy hay như các bản nhạc nước ngoài:Donna Donna,Aline,Love Story,Happy Newyear,Besam Mucho…
                     Nguyễn Duyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét