Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Y PHÔN KSOR TIẾNG HÁT CỦA ÂM VANG ĐẠI NGÀN




Nhạc sỹ Y Phôn Ksor tiếng hát của  âm vang đại ngàn

Nguyễn Duyên
                             

Ngay khi đến Đà Nẵng tham dự liên hoan Âm nhạc chúng tôi vừa bước vào khách sạn Thanh Bình thì đã gặp anh em nhạc sỹ đang ngồi trong căng tin lai rai....thế là xáp vô tán ngẩu...gặp lại các anh em Ban Mê Thuột có nhạc sĩ guitar Quang Dũng, nhạc sĩ Y phôn ksor, ca sỹ Hơ Zen ( người H'rê) đàm đạo văn nghệ thật vui....Hơ zen tuy là người dân tộc nhưng rất trắng trẻo rất đẹp ca hay..cô cho tôi biết giá cát sê một bài hát ngoài đó khoảng 500 ngàn ( có khi được dịp lên đến 1 triệu ) thì cuộc sống ca sỹ đỡ quá - hơn Tây Ninh nhiều - tôi biết Y phôn từ lâu qua bài hát Đi tìm lời ru mặt trời được nhiều ca sỹ hát ( nhất là trong các cuộc thi tiếng hát truyền hình ) nhưng giờ mới diện
kiến...tôi và Y Phôn rời bàn tiệc ra ngoài phòng khách nói chuyện tâm tình Y Phôn rất vui vẻ tính tình chân thật hiền lành như các chàng trai miền quê Tây Nguyên....
Y Phôn Ksor là người Êđê quê ở buôn Sek huyện Ea H leo- Đắk Lắk. Năm 1983 anh thi đỗ vào Trường Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Bốn năm sau tốt nghiệp ra trường anh về công tác ở Phòng Văn hóa - thông tin huyện Ea H leo. Anh tâm sư :"Lúc bấy giờ vào những năm đầu thập kỷ 90 nhạc sĩ Nguyễn Cường khai thác làn điệu dân ca của các dân tộc Êđê Bana Jarai... ở Tây Nguyên và sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng khiến mình suy nghĩ... Năm 1992 mình chuyển sang Đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk để có điều kiện phát huy năng khiếu âm nhạc của mình"
Rồi Y Phôn Ksor đi học lớp thanh nhạc và học tiếp Đại học Văn hóa quân đội. "Đi tìm lời ru mặt trời là bài hát mình viết tặng cha. Còn Đôi chân trần là bài hát mình viết tặng mẹ. Nhờ được đào tạo bài bản mà mình sáng tác tốt hơn khai thác chất liệu dân ca Êđê nhuần nhuyễn hơn"-. Anh cho biết anh chỉ sáng tác được khi cảm xúc thực sự chín muồi. Bởi vậy "gia tài" của anh cũng chưa nhiều lắm khoảng vài ba chục ca khúc nhưng hầu hết đều nhanh chóng được công chúng yêu âm nhạc đón nhận. Hai dòng sông Lời mẹ ru Tặk Tà đêm trăng... là những bài hát thấm đẫm chất dân ca Êđê và tạo nên sự cuồng nhiệt sôi nổi khi trình diễn với phong cách Pop- Rock.
Trong liên hoan âm nhạc tại Đà Nẵng tôi đã nghe Y phôn hát 2 bài Chiếc gùi và Đôi chân trần....Đôi chân trần thì nghe nhiều rồi qua giọng rất lửa của Y Moan của Hải Yến còn Chiếc gùi thì mới nghe...Y Phôn đàn gui tar tự trình diễn rất hay giọng khoẻ chắc mà tình cảm lắm....
Y Phôn đã có một tuổi thơ nghèo và vất vả như mọi đứa trẻ của buôn làng. Anh cố chọn cho mình một hướng đi khác mong bứt ra khỏi mảnh rẫy chiếc rìu mà hàng bao đời nay ông bà cha mẹ và cả buôn sang cả cộng đồng Êđê đã níu lấy làm cuộc mưu sinh. Đó là con đường đến với nghệ thuật thông qua một lớp trung cấp văn hoá quần chúng. May thay sự đổi hướng dòng chảy cuộc đời của Y Phôn có được cuộc gặp gỡ với những người thầy tân tâm đầy nhiệt huyết như Nguyễn Cường Trương Ngọc Ninh Cát Vận.. Thầy cô đã mở cho anh đến với một cánh cửa văn hóa xa hơn cao hơn cánh cửa rừng quê mình và cũng dạy anh biết cách tìm ra con đường về với cội nguồn ngọt lành của quê hương. Anh tìm trong đôi bàn chân trần lấm bụi đỏ của cha lang thang tháng năm đi tìm đất tìm nước; ở đôi tay đầy chai của mẹ cần mẫn hái lượm .Rồi một lúc nào đó những nỗi niềm bỗng hóa thân vào câu hát để cho âm nhạc của Y Phôn cất cánh bay lên ngay từ những tác phẩm đầu tay. Nỗi day dứt tiếc nuối ấy đường nét dân gian với những luyến láy trầm tư của điệu k ưt hay nhịp điệu chiêng k na cháy bỏng ấy chở nặng trong từng bài hát của Phôn. Một Chim phí bay về cội nguồn một Hoang sơ lời k;han một Đi tìm lời ru mặt trời... đã ra đời từ sự kiếm tìm đó.
....
Tuy nhiên cuộc sống khắt nghiệt không buông tha ai. Đã nhiều lần Y Phôn tính chuyện bỏ nghề quay lại với vườn cà phê không người chăm sóc. Nhưng nỗi đam mê ca hát những lời khuyên nhủ động viên của thày cô bè bạn... cứ níu kéo dằng xé anh mãi. Cho đến năm 1999 tại liên hoan tiếng hát truyền hình Gia lai và DakLak nhiều thí sinh cả người Kinh lẫn các bạn thanh niên dân tộc đã chọn bài hát Đi tìm lời ru mặt trời của Y Phôn để dự thi.. Cũng vẫn bài hát ấy trong năm 1999 Y Phôn còn được nhận giải A củaLiên hiệp các hội văn học Nghệ Thuật Việt Nam và giải Bài hát hay trong năm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Anh tâm sự vẫn thích lang thang trong rừng sâu ngày nào... để kiếm tìm những hạt ngọc xưa vẫn lấp lánh đâu đó. Đã có lần anh cùng Y Moan Linh Nga Niekdam Nay Linh... bằng mọi phương tiện cả xe bò lẫn đôi vai gồng gánh đạo cụ đàn sáo đi đến rất nhiều buôn làng hát cho đồng bào nghe. Đôi khi chỉ với hai chiếc đàn ghi ta gỗ Phôn vẫn hát say sưa. trong những chuyến tìm về cội nguồn đã giúp Phôn có thêm nhiều cảm hứng sáng tác. Các bài hát của anh nhanh chóng chiếm được cảm tình của không riêng thanh niên các dân tộc Tây Nguyên mà của cả khán thính giả cả nước nữa..
Nguyễn Duyên
                                                        


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét