Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và sự ra đời ca khúc “Hai vì sao lạc”


Nhạc sĩ Anh Việt Thu và sự ra đời ca khúc “Hai vì sao lạc”
Lương An Cảnh

Lúc mới thành lập, Trường Quốc Gia Âm Nhạc ở đường Phạm Đăng Hưng Đakao. Năm 1958, khi tôi vào học, Trường đã dời về 112 đường Nguyễn Du. Nhạc sinh gia tăng hằng năm và cần một Hội Trường có sân khấu để nhạc sinh thực tập, thi cuối năm, thi ra trường hay các nhạc sĩ ngoại quốc đến trình diễn, nên cần một địa điểm rộng lớn hơn. Lúc bấy giờ, nhà trường có 2 ban nhạc:
1) Ban nhạc Plectre, thành phần nhạc khí gồn có: Mandoline, Mandole (lớn và tiếng trầm hơn Mandoline), Guitare và Contrebasse. Ban nhạc này do giáo sư dạy Mandoline là Trần Anh Tuấn điều khiển.
Tôi xin nói rõ thêm vì có thể một số người chưa nghe qua chữ” Plectre” bao giờ. Tiếng Pháp gọi Plectre, tiếng Ý là Plectrum, tiếng thông dụng chúng ta thường dùng ở Việt Nam là Médiator, miếng phím dùng để gảy đàn, vì thế, ban nhạc toàn Mandiline và Guitare gọi là Plectre Orchestra.
2) Ban nhạc Giao hưởng do Giáo sư violon Đỗ Thế Phiệt điều khiển. Nhạc khí gồm toàn bộ thuộc họ Violon như:

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Bài hát Tình đồng chí âm vang mãi mãi về tình đồng đội


BÀI HÁT “TÌNH ĐỒNG CHÍ” ÂM VANG MÃI MÃI VỀ TÌNH ĐỒNG ĐỘI

NGUYỄN DUYÊN

Bài thơ “Đồng chí” là một bài thơ hay, rất quen thuộc với chúng ta (vì nó nằm trong chương trình văn học ở bậc trung học phổ thông). Chính Hữu viết bài này vào đầu năm 1947, khi đó ông còn là một chính trị viên ở một đại đội tham gia chiến dịch Việt Bắc nên thấy rõ đời sống gian khổ của người lính: bộ đội chưa có dép, những con sốt rét dữ dội, trời đầy sương muối.... nên có những câu thơ :
“.....Áo anh rách vai
quần tôi có hai miếng vá
miệng cười buốt giá
chân không giầy
thương nhau tay nắm lấy bàn tay....”
 Vào những năm 1949 tờ  Sự thật đã đăng bài thơ này, tình cờ đến tay một chính trị viên trung đoàn 82 Bình Thuận (khu 6 cũ). Minh Quốc không phải là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, nhưng là người lính nên đồng cảm với bài thơ và phổ nhạc. Bản nhạc soạn khá nhanh trong một đêm trăng đến hôm sau là

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

40 năm nhạc hiệu “chiến thắng bùng binh”


40 năm nhạc hiệu “chiến thắng bùng binh”
Anh Quân    Phương Nguyệt      

40 năm qua, khán thính giả Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh quen thuộc với giai điệu sôi động, mạnh mẽ của nhạc hiệu mở đầu chương trình. Đó là bài hát “Chiến thắng Bùng Binh” của nhà văn - nhà báo Vân An. Câu chuyện về sự ra đời của “nhạc hiệu” ngày ấy đến nay vẫn còn như in trong ký ức của nhiều cán bộ, công nhân viên của Đài năm xưa. 40 năm nhạc hiệu “chiến thắng bùng binh”
Để chuẩn bị cho chương trình phát thanh đầu tiên, ra mắt đồng bào, chiến sĩ tỉnh nhà vào lúc 8 giờ ngày 1.11.1977 cần phải có một nhạc hiệu chính thức. Ban giám đốc Đài khi ấy gồm ông Huỳnh Văn Luận - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm chức giám đốc; nhà văn - nhà báo Trần Vạn An (tức Vân An) làm Phó giám đốc thường trực cùng Ban biên tập tất tả cố tìm cho được một bài hát.
Nhạc hiệu của một đài địa phương nhất thiết phải mang diện mạo và đặc tính của địa phương đó, đó là yêu cầu mà chỉ có các tác giả Tây Ninh, hơn ai hết am hiểu sâu sát quê hương, xứ sở của chính mình mới thể hiện được.