Bàn về nhạc sến
NGUYỄN DUYÊN
![]() |
ca sỹ Phương Dung |
Ngày xưa có một dòng nhạc bình dân mà giới
lao động rất thích vì nó dễ hát đơn giản dễ nhớ dễ bày tỏ nỗi lòng đó là Nhạc
Sến mà hiện vẫn còn sử dụng mạnh trong quần chúng. Từ Sến xuất phát từ đâu? theo nhà văn Hoàng Phủ
Ngọc Tường xuất xứ từ tên gọi nữ diễn viên điện ảnh người Thuỵ Sỹ gốc Áo tên Maria Schelle sinh
năm 1926 ? bà đã từng tham gia các bộ phim lớn như : Napoléon, Hồ sơ Odessa , Anh em nhà
Karamazov….( Báo Thanh Niên số 241 ngày 29-8-2005 ).
Chữ Schelle đọc trại thành chữ
Sến – như vậy nếu theo giả thuyết trên từ nầy bắt nguồn từ tên một diễn viên
nổi tiếng nhưng gọi trại ra Mary Sến để châm biếm? Đây cũng là cách gọi phong
trào của giới trẻ đô thành thập niên 1960 xem như một cái mode vậy.Thời ấy
người ta hay kèm những tên tuổi nổi danh vào trong cách nói ví
dụ như : Chơi cho mút mùa Lệ Thuỷ (1) hoặc :Thằng nầy hay Thanh Minh Thanh Nga quá! (2) .Hoặc có giả thuyết cho rằng từ Sến bắt nguồn từ Con sen có nghĩa
là dân làm thuê,ở đợ họ thường hát những bản nhạc giản dị não tình than van số
phận thường chiều chiều hay tập trung ra các giếng nước công cộng sinh hoạt rồi
hát hò giải khuây?
Nên có lẽ sẵn họ ghép cho những bản nhạc
bình dân là Nhạc sến? loại nhạc thường
có lời lẽ rất bình thường dễ hiểu ,giai điệu dễ ca dễ hát như các điệu Boléro, Habanera
…. Riết rồi từ nầy ăn sâu vào quần chúng ai nói cũng được ,hễ thấy cái gì tầm
thường lố lăng thì chê : Thằng nầy sến quá!
- Bài nầy dở quá, nghe sến quá! ?
Về
nhạc Sến cũng có nhiều ý kiến khác nhau , có người cho rằng một loại nhạc tâm
tình giới bình dân, ïnghĩ sao nói vậy xét cho cùng cũng là sự chân thành từ đáy
lòng mình tại sao lại xem là Sến, có ý dè bỉu, khinh rẽ? Cũng có người cho rằng
Sến hay không là do thị hiếu, do quan
niệm của người thưởng ngoạn, chứ trong thuật ngữ âm nhạc không có từ nầy. Như
vậy nhạc sến là loại nhạc phi nghệ thuật, tầm thường hoá? Đây là loại nhạc xấu
hay tốt? Chúng cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề nầy. Ví như một đôi tình nhân
than van : Tôi nghèo em cũng chẳng cao
sang, hai đứa cùng nhau tha thiết dệt mộng vàng… thì đó là hoàn cảnh ,tâm
tư của người ta , người nhạc sỹ đã viết lên dùm nỗi lòng của hai con người
thương nhau nhưng vì nghèo quá mà vẫn
hướng về nhau , thể hiện sự chung thuỷ thì ta nghĩ có hạ cấp lắm không ? Thời
đó ông hoàng nhạc sến phải kể đến Vinh Sử với nhiều bài ăn khách giới bình dân
rất thích như : Nhẫn cỏ cho em, Đêm lang
thang, Người phu kéo mo cau, Chuyến xe lam chiều, Gõ cửa trái tim, Qua ngõ nhà
em….
Do nhạc Sến có ca từ bình dân nên đa
số giới học thức ít ái mộ? Họ thường
thích những bản nhạc mang tính nghệ thuật cao như của Cung Tiến , Phạm Duy,
Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương, Vũ Thành An…
Thường
thì ta thấy nhạc Sến có giá trị nghệ thuật thấp hơn nhạc sang, nhạc bác học
.Nhưng thật ra những bài hát người ta cho rằng Sến thì lời lẽ cũng không phải
là quá tầm thường, tềnh toành .. mà rất chân thành, mộc mạc, có chất thơ …nói
lên tình cảm con người, gia đình, quê hương…
được nhiều người ưa thích ( …Con
biết bây giờ mẹ chờ tin con… - Tôi tiễn anh lên đường trời hôm nay mưa nhiều
lắm , mưa thắm ướt vai gầy…- Mưa rừng ơi mưa rừng giọt mưa nhớ ai mưa triền
miên….)
Hiện nay có một dòng nhạc chạy theo thị
hiếu tầm thường lai căng và dung tục ( nhạc nháy, nhạc copy..) dòng nhạc nầy
không thể so sánh với nhạc Sến ngày xưa được.
Theo
tôi không nên đánh giá nhạc bình dân là Nhạc Sến mà Sến hay không là ở ca từ,
giai điệu… ví như lời hát dung tục uốn éo mất thẩm mĩ , giai điệu khô cứng lủng
củng thì ai nghe đươc ? tự thân nó sẽ bị đào thải .
Thời
nào cũng có những dòng nhạc mà người ta
yêu thích. Có người thích nhạc Tiền Chiến, người thích nhạc Truyền Thống, người
thích Nhạc Trẻ, có người thích Nhạc Thính Phòng, người thích Nhạc Sến …cái nào
cũng là âm nhạc, là nghệ thuật.
Nhạc của
Trịnh Công Sơn, Cung Tiến, Lê Uyên Phương… không phải ai nghe cũng hiểu
,cũng thích mặc dù đây là những tình khúc rất hay. Chính những em học sinh, sinh
viên còn than với tôi là Em không hiểu
nổi nhạc Tcs ? (nghe thì hay nhưng không hiểu ca từ.)
Chúng ta cần thấy rằng Nhạc Sến và nguồn gốc của nó đến
nay cũng chưa ngã ngũ được, chưa có một phân định rõ rệt nhưng dù dở dù hay nó
vẫn để lại trong lòng người qua bao thập kỉ , một món ăn tinh thần quý giá của
người lao động ngày ấy ? Đó là vấn đề đáng cho chúng ta suy nghĩ ?
NGUYỄN DUYÊN
(*) từ Lệ Thuỷ nầy
nghe nói là con gái của NGÔ ĐÌNH NHU : Ngô Đình Lệ Thuỷ
(**) Thanh Minh-
Thanh Nga là tên đoàn hát của gia đình cố nghệ sỹ Thanh Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét