Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Bên đời hiu quạnh


 BÊN ĐỜI HIU QUẠNH



                                                                            NGỮ YÊN




 Tự nhiên tôi lại nhớ đến một bài hát của Trịnh Công Sơn Bên đời hiu quạnh : Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì lòng thật bình yên mà sao buồn thế giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ....bỗng những miền kí ức trong tâm hồn lại trỗi dậy những hình bóng bạn bè xưa những vui buồn đời thường...con người có lúc ồn ào vui vẻ cũng có lúc hiu quạnh nhất là ở tuổi xế cchiều...  


Ngày đó năm 1976 chúng tôi gặp nhau trong sân trường sư phạm. Trứ lúc nào cũng mang đôi dép râu luôn luôn chiếc nón béré trên đầu mắt kính gọng đen  trông văn nghệ lắm chúng tôi nằm
trong ban văn nghệ nhà trường.tôi sáng tác đàn guitar Trứ thổi sáo nên những đêm văn nghệ là có chúng tôi Trứ là trưởng ban văn nghệ.tôi phụ trách mảnh báo chí  Ngày đó Trứ chỉ huy dàn đồng ca bài "Du kích sông Thao" rất hay mà lĩnh xướng là chị Bạch Mai (giờ là đại biểu Quốc hội). Chị Mai còn là một giọng đơn ca xuất sắc với bài "Mùa xuân trên quê hương" của Hoài Mai rất hay.

Sau nầy ra trường chúng tôi mỗi người một nơi. Tôi lên Châu Thành dạy .sau đó tôi chuyển qua làm Sở VH TT còn Trứ về Sở giáo dục công tác cũng là một tay văn nghệ của Sở.cùng Đan Huyền mõt cô giáo miền Bắc ca rất hay ( một cảm hứng cho Vĩnh Hiển làm nhạc thời đó ?! ) Lúc đó ông Trần Ngọc Diễm giám đốc cũng rất mê văn nghệ nên thường nói chuyện với Trứ. Trong phòng Trứ khi tôi về ghé chơi đều thấy có hình của Beetthoven có nhiều sách nhạc... Trứ say mê văn nghệ nhưng không xu nịnh do đó cũng khó lên sau vào Tà Dơ đi lao động rồi cuộc đời không còn êm xuôi nữa bắt đầu lận đận làm thầy giáo ở một nơi cao nhất của ngành rồi đi lao động đi làm công nhân làm văn nghệ kể cả đi nhà mát hắn cũng từng nếm...

Trên đất Châu Thành tôi gặp Phạm Mai từ Huế vào dạy Mai ca bài Bên ni bên nớ của Phạm Duy rất bốc đến giờ anh em còn nhắc mỗi khi họp Cựu giáo viên Châu Thành ( chúng tôi thường họp nhau vào tháng 11 của năm ) Mai có giọng ca rất khỏe nên dự thi ca hát công nhân viên chức năm 1978. Mai chiếm giải A bài "Đất nước trọn niềm vui" còn Đặng Nhật Long giọng rất trầm ấm hát bài Mùa xuân trên bến cảng ( tiếc rằng Long không dự thi- Long còn ca nhạc Pháp rất hay như bài le temp de l amour ...)  Chúng tôi chơi thân nhau từ đó gồm 4 người :Long -Mậu _Mai và tôi.Phạm Văn Mậu nhà ở Lăng Cha Cả lên dạy tuy ca không hay nhưng có máu văn nghệ nhớ mãi Mậu cầm đàn hay ca bài Thu hát cho người của Vũ Đức Sao Biển nhờ vậy lấy luôn cô giáo tên Thu (cùng khoá với tôi - tôi cũng thường về Sài Gòn chơi với Mậu ).Ngày đó tôi và Mậu thường hay qua lại giáo xứ Phú Ninh vì ở đó tôi có người bạn gái tên Hương giọng ca khá hay nhất là bài Hương Xưa của Cung Tiến có lúc ghé lại ăn cơm và nhậu với bố cô ông ta rất nhiệt tình dám trèo lên cây xoài cao ngất bẻ trái xuống làm gỏi nhậu Hương cũng hay xuống nhà tôi chơi nhiều lần tôi và Mai tổ chức Soireé musical Giáng sinh 78 cũng vì các cô ( trong đó có Kim Tuyết- bạn gái Mai hai người ca bài nhạc Nga Cây Thuỳ Dương rất hay )


.

Hương đã giúp tôi có cảm xúc làm ra bài Dáng Xưa ( tiếc là sau nầy không còn liên lạc nên không gửi tác phẩm được ) nhưng sau tôi nghỉ dạy rời xa xứ Cao Xá thì mối liên lạc từ từ cũng phai dần nghe nói nàng đã đi Pháp?!..nhà có ba chị em gái rất đẹp đã đi tứ phương nghe nói còn người cha già sống một mình ở Thị xã nhưng tôi cũng không biết chỗ để thăm.

Năm 1978 chúng làm một chuyến ra Huế ghé Đà Nẵng thăm nhà Phạm Mai rồi thẳng ra Huế vượt phá Tam Giang ra đảo Tuý Vân lúc đó tình hình căng thẳng du kích xét chúng tôi vì tưởng đi vượt biên. Nơi đây có nhà thờ dòng họ Phạm Mai anh em nhậu vài xị ngắm biển thì Trứ đau bụng giẫy giụa tôi dìu ra trạm xá đảo nhưng trị không hết chúng tôi lại dìu ra bờ biển lên tàu vượt phá hằng mấy tiếng ra Phú Lộc rồI đón tàu hỏa về Huế. Khi đưa Trứ vào Bệnh viện Trung ương Huế tôi không có một đồng Mai đang chạy đi mượn tiền đói quá tôi ra cổng cầm cái mắt kiếng đổi ổ bánh mì mà ăn sống vất vưởng để nuôi Trứ. May mà anh em ở Huế tuy nghèo nhưng có lòng giúp đỡ như anh Tôn giở cơm mỗi ngày qua còn thêm trái chuối lai sét hay anh Thiềm ở Tây Lộc nơi chúng tôi lưu trú vài ngày cũng thường xuyên qua thăm. 

Trên đất Châu Thành chúng tôi cùng nhau chơi văn nghệ. Tôi sáng tác Phạm Mai Đặng Nhật Long ca. Năm 1980 Đài phát thanh TN (lúc đó không có truyền hình) mời làm chương trình văn nghệ. Mai ca bài của tôi "Mùa xuân trên công trình" - phổ thơ Phan Kỉ Sửu và phát ngay trong đêm giao thừa.( bài nầy đăng trên báo xuân TN Tân dậu 1981 ) Đêm đó tại nhà Thái Trường Hải đón xuân bụi nửa đêm tới giờ phát anh em mở radio thì bị hư tội nghiệp Hoàng chạy về nhà lấy cái radio qua cho tụi tôi nghe (Hoàng giờ đã chết. Năm rồi Đặng Nhật Long từ Sài Gòn lên định đốt nhang cho Hoàng nhưng rồi phải đi gấp....sau nầy vợ Hải cô Tống thị Thu Hà tôi mới biết đã qua đời vì bịnh nan y - Hà ngày đó thường làm đồ đãi chúng tôi nhậu xin một nén nhang tạ lỗi).  ở sở VH TT tôi sáng tác nhạc cho Sở trong đó có Đoàn ca múa mới thành lập cùng Vĩnh Hiển anh Tạ quang Tố ( anh Tố người Hà  Bắc tính tình rất hiền hoà dễ thương-người Hà Bắc vào dạy trường VH NT tỉnh anh sáng tác Bài ca nhớ thương rất trữ tình nhiều người còn nhớ ) sau đó Sở chọn bài Mơ về Angkor của tôi đi liên hoan ca khúc chính trị năm 1981 qua tiếng hát ca sỹ Mộng Thuý cùng tốp ca và đạt huy chương bạc.Mộng Thuý cùng em gái là Mỹ Dung từ Đống Tháp lên vào đoàn Ca múa  Tây Ninh ca hay hai chị em là ca sỹ chủ lực đoàn từ đó chúng tôi quen nhau và tập văn nghệ thường ở phố Pasteur Thị Xã lúc Sở tổ chức  vào lao động Chà Là chúng tôi lập ban nhạc dã chiến có hoạ sỹ Trần Đình Kha (thân phụ của ca sỹ Như Hảo) và Thuý ca tôi đàn... rất vui . năm 1995 Thuý ca bài Khi bầy chim trở lại trên Đài PT TH TN tình cờ tôi biết qua người khác nói rồi đến năm 2001 bài nầy chiếm giải nhất Tiếng hát giáo viên qua giọng hát của Ngô Trung

Vĩnh Hiển cũng gốc người Huế nhưng vào Tây Ninh đã lâu (trước 75  và lấy vợ lập nghiệp ở Tây Ninh ) tôi quen qua Duy Văn vì có thời gian tôi ở Long Hoa dạy nhạc cho các em (trong đó có Hạnh- sau nầy là bà xã Trứ).Nhạc phụ trước của Vĩnh Hiển có tiệm may trên Thương Binh mà Trứ thường hay đến may đồ rồi quen Vĩnh Hiển cũng qua văn nghệ .Một hôm tôi đang dạy Trứ đến chơi và nói:- Tao quen một thằng cũng giỏi nhạc trên chợ Thương Binh tao phân tích bài "Bóng cây Kơnia" tới chỗ: Buổi chiều mẹ lên rẫy  thấy bóng cây Kơnia hắn vỗ đùi nói ông Phan Huỳnh Điểu chơi nốt đô bình chỗ nầy hay quá (chiều) nghe y như thấy buổi chiều từ từ chìm xuống. Rất hình ảnh. Vĩnh Hiển khoái quá tôi nghe cũng thích và hai thằng đón xe lam đi lên gặp Vĩnh Hiển. Từ đó mối tình văn nghệ gắn bó nhau luôn. Vĩnh Hiển lúc đó làm bài "Chiếc áo xanh" khá hay (lúc đó Lê Hồng Tăng - giờ là GĐ nhà VH TT Tỉnh hay ca bài nầy ) tôi thì bài "Mơ về Angkor" Vĩnh Hiển là người gốc Huế nên thơ văn cũng khá và lãng mạn có bữa tụi tôi đạp xe đạp trên 10 cây số lên thăm Phạm Mai và ngủ luôn ở trển. Có lúc tôi và Mai về ngủ nhà Vĩnh Hiển trên sân thượng gió lạnh từng cơn Vĩnh Hiển nấu cho một nồi cháo gà bồi dưỡng. Sau nầy vợ Vĩnh Hiển mất Hiển buồn buồn thường đến nhà tôi ngủ và nhậu nhẹt ca hát ( có khi dẫn con theo nữa ) trước khi Vĩnh Hiển lấy vợ khác.

Tôi nghỉ dạy năm 1995 về mở quán bún bò Huế anh em hay đến nhậu trong đó có Trứ. Một bữa hắn đến định nhờ tôi mua đất dùm vì gia đình chật chội quá không có một góc riêng để viết bài. Không ngờ ngày đó là số mạng. Bữa đó quán tôi bán ế anh em ngồi làm được một xị thì hết rượu bỗng đâu Vĩnh Hiển ghé vào rủ uống tiếp và vô quán khác trong xóm ra về Trứ gặp tai nạn và chết chưa kịp rước con học mẫu giáo... Tôi nghe tin bàng hoàng chạy vào thì pháp y đang mổ tử thi... Đám ma Trứ anh em góp tiền làm phần mộ bữa đó Vĩnh Hiển khóc rất nhiều....

Tôi không chủ trương đố kỵ ai ai có tin mừng tôi chia sẻ nhưng chuyện năm 1994 khi Đình Hồng chiếm giải A bài "Sarika vô tình" sao đọc trên báo Kiến thức ngày nay thấy giống bài thơ Sarika vô tình của Thạch Minh Thuận nên Trứ viết báo tôi cản không được. Tánh hắn thấy cái gì giả giả mơ hồ là ấm ức lắm phải làm cho bằng được. Khi tờ Thanh Niên đăng có để tên 4 người Vĩnh Hiển Trứ (Duy Văn) Đặng Dương và tôi tôi đã la hắn nhưng hắn nói phải chia lửa chứ? Thôi đành chịu dầu gì cũng đăng rồi. Từ đó Đình Hồng giận luôn cả đám. Khi Trứ chết Hồng không dự đám tình đời là thế tôi không biết nói sao...Trứ sống thẳng đôi khi mất lòng người khác nhưng rất máu trong văn nghệ... Ngày đó bao giờ trong túi dết của Trứ cũng có chai rượu cái radio tới anh em là bày ra uống và bắt radio nghe...

Cách sống hắn cũng lạ đời có lần ở Chợ Cũ đang chạy cùng tôi và Đặng Nhật Long hắn quẹo ào vào quán hủ tiếu gọi "Nhập đề I". Tôi không hiểu chỉ thấy ông chủ rót cho hắn một ly đế. Xuống Long Hoa lòng vòng một hơi hắn quẹo vào một quán khác gọi "Nhập đề II" lại một ly đế nữa... từ đó mới biết nhập đề kiểu Trứ là vậy? Hắn xỉn xỉn thường hay hát bài Tan Tác của Tu Mi( một bài hát thời tiền chiến mà chúng tôi rất thích ) với giọng trầm thổ lơ lớ mà Vĩnh Hiển thường hay chọc ở câu:... Đường về quê xa lắc lê thê trót nghe theo lời u mê.....

Tôi quen Chí Khang cũng qua Trứ. Một bữa hắn nói có thằng bạn ngoài Đà Nẵng vào Sài Gòn lập nghiệp vẽ rất hay rũ ra quán cà phê rồi đọc thư Khang cho tôi nghe... Khi Trứ dẫn tôi gặp Chí Khang thời gian ngắn sau thì hắn đã mất! tiếc là hắn không còn trên mặt đất nầy để chứng kiến những giây phút thành đạt của anh em.

Sau nầy những tập nhạc tập thơ nhạc bạn bè đều do tay Chí Khang designe Tập Chốn xưa của Nguyễn Quốc Nam -Tên em là dòng suối Miền Kí ức của tôi và Nguyễn  Quốc Tây ...) sau nầy về Sài Gòn chơi tôi đều ghé qua nghỉ chỗ Chí Khang đường Tống Văn Trân. ( Khang ít ghé Quán 81 thường chúng tôi gặp nhau ở số 04 Lí Thường Kiệt hay 108 Pacipic đường 3/2 Quận 10) Năm rồi họa sĩ Chí Khang từ Sài Gòn có lên chơi KhaLy Chàm dẫn vào thăm mộ Trứ. Chúng tôi đến nhà Trứ dự đám giỗ gặp lại cô Hạnh (vợ Trứ cũng là học trò học nhạc của tôi ngày xưa) mừng mừng tủi tủi... Sau nầy theo lời ba của Trứ tôi mới biết có lúc hắn lên cơn thịnh nộ... là do di chứng thời học sinh sinh viên đấu tranh ở Đà Nẵng những năm 70. Hắn đã bị cảnh sát tra tấn trong tù làm ảnh hưởng đến thần kinh!? (Lúc đó Trứ học trường Phan Châu Trinh chung với Chí Khang). Năm 91 khi tôi còn bán thuốc Tây trên Ngã tư Ao Hồ thì quen một người làm thơ tên anh em thường gọi là Robert Hải tướng tá cao lớn tóc quăn râu mép như tài tử Robert Hải đóng trong phim Biệt động Sài Gòn nên anh em gọi vậy.Tại nhà anh Ba Chửng ( một doanh nghiệp làm gạch bông ) tổ chức bữa tiệc nhậu tôi đến chơi và quen nhau từ đó Hải làm thơ rất khá nhất là mảng lục bát ( tôi có phổ bài Màu Tím trong CD Một đời bên em ) KhaLy Chàm cũng là người có cá tính mạnh nhưng trung thực ăn nói thẳng nhiều khi làm mất lòng anh em nhưng hiểu ra thì thông cảm ( trện New Vietart tôi có viết bài Những dự ngôn cho đời nói về tập thơ Đi về phía mặt trời của KLC ) từ đó anh em qua lại chơi văn nghệ thỉnh thoảng xuống SàiGòn ghé 81 hội ngộ cùng anh em.Tôi chợt nhớ Duy Văn và Chàm có nét giống nhau về cách ăn ngay nói thẳng phong cách đặc biệt nhiều khi hết hồn có lần nhậu mưa lớn Chàm tự động lội mưa ầm ầm đi bộ về nhà cách 3 4 cây số tôi chạy trong đêm mưa lùng theo rốt cuộc mới tìm ra đưa hắn về nhà... 


Ngày đó Trứ thường nói "Không sợ sống" không sợ sống... ta phải cố gắng sống làm người mà làm một con người chân chính đâu phải dễ như triết gia Hi Lạp Diogène từng cầm đèn đi giữa ban ngày để tìm một con người...??? Không ngờ hắn lại đoản mệnh sớm bỏ lại cho chúng tôi phảI làm cái kiếp "Không Sợ Sống" trên cõi đời nầy nữa...

Giờ Trứ đã mất Hoàng cũng mất năm rồi tôi đón nhận tin buồn bạn thời gian khổ

.Phạm Văn Mậu cũng chết đột ngột Thuý thì bệnh khá nặng.Sau nầy tôi thường xuyên qua lại chơi với Hoài Nguyên khi anh về hưu dù chúng tôi làm văn nghệ với nhau từ hằng chục năm.Hoài Nguyên sau cơn tai biến nay đi đứng khó khăn còn Vĩnh Hiển thì ở bên Mỹ biệt vô âm tín. Cuộc đời vẫn trôi... trôi mãi ...những gì còn đọng lại trong tâm tưởng với bạn bè là điều rất quý rất xúc cảm.

NGỮ YÊN



  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét